Danh sách Blog của Tôi

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

26/11


PHAN LÊ TRUNG TÍN
Em đâu xem nỗi nhớ là trò đùa
Vậy mà cuộc vui lại có quá nhiều nước mắt
Ngày cầm tay em anh đâu nói những lời chia cách
Sao cuối con đường chỉ chiếc bóng mình em?
Em gọi nắng về hong nỗi nhớ lấm lem
Hong lại câu thơ sau bao ngày thấm ướt
Ngày chúng mình yêu đâu ai tính toán những điều mất được
Cho giấc mơ dài hun hút những vết đau…
Con bồ câu trên mái ngói vẫn còn gọi nhau
Như em vẫn thường gọi anh trong những đêm khuya vắng
Trong giấc mơ em có hình bóng anh lẳng lặng
Cất tiếng vô thường cho giấc ngủ em sâu…
Nhưng chỉ có mình em ngồi xoa dịu vết đau
Xoa dịu lòng mình thôi không còn nhớ anh nữa
Em đi qua những ngày nắng lửa
Nhưng trước anh, em ngã tự bao giờ…
Những tháng năm dài em cố giấu vần thơ
Em giấu trái tim mình vào một ngăn sâu nhất
Em xuôi ngược giữa dòng đời tất bật
Nhưng có chốn nào là chốn không anh?
Em vỗ về những câu hát ngày xanh
Ngày mình yêu nhau biển chiều thôi dậy sóng
Ngày mình mất nhau, hoàng hôn cháy bỏng
Ngày em xa anh
Em đánh rớt trái tim mình.

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

POPs 1 (DDT)

POPs (Persistent Organic Pollutants) gọi tắt là nhóm hóa chất hữu cơ độc hại: là những chất hóa học tồn tại trong môi trường, tích lũy qua các mạng lưới thức ăn, và đặt ra một nguy cơ gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người và môi trường.
12 chất hoặc nhóm hóa chất hữu cơ độc hại (POPs) gồm: Aldrin, Chlordane, Dieldrin, Endrin, Heptachlor, Hexachlorobenzenne, Mirex, Toxaphene, DDT, PCB, Dioxins và Furans.
1, DDT(Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane: C14H9Cl5):
DDT được chế ra lần đầu tiên vào năm 1874. Mãi vào năm 1939 Müller (Ciba Geigy) mới tìm ra khả năng giết côn trùng của nó. DDT trong thời gian đó niềm hy vọng lớn lao của nghành nông nghiệp, dùng để chống côn trùng và bảo vệ các kho chứa lương thực, chống bịnh dịch. Khắp nơi trên thế giới, DDT được xử dụng để chống sốt rét (giải Nobel cho y khoa). DDT là một chất độc nhiễm qua ăn uống hoặc xúc tiếp.  Ở côn trùng chất độc đi thẳng vào trung tâm thần kinh qua những xúc giác nhạy cảm. Cấu trúc của DDT rất bền nên khả năng bị phân hủy trong thiên nhiên là rất chậm. Ngày nay người ta tìm thấy DDT ở khắp nơi trong mọi môi trường . Có 95% các thử nghiệm của sữa mẹ, chiếu theo tiêu chuẩn thực phẩm thì không được uống nữa.
Tác dụng của DDT trên các động vật máu nóng (như con người) : 
DDT theo vào cơ thể con người qua những lương thực như thịt, cá, sữa, gạo bắp. Sau khi ăn vào, chất độc sẽ theo vào hệ thống tuần hoàn máu. Sau đó sẽ được tồn lại vào trong các tế bào mỡ, óc, gan và các bộ phận khác. Các bộ phận này có thể tàng chứa số lương DDT nhiều hơn số lượng làm chết người đến mấy lần. Lethal Dose (LD50 300 - 500 mg/kg) 
Sự lưu trữ lại trong mỡ là phương pháp giải độc của cơ thể. Quá trình đào thải ra khỏi cơ thể diễn tiến trong nhiều tháng . Nếu lượng mỡ của người nhiễm giảm đi quá nhanh (trong trường hợp mắc bệnh, stress hoặc thai nghén) có thể xảy ra tình trạng trúng độc.
DDT làm biến dạng gene và bị nghi ngờ gây ung thư. Cộng chung với một số chất khác DDT có hậu quả đáng ngại hơn. 
Mặc dù DDT đã bị cấm ở nhiều nước trên thế giới, nhưng số lượng sản xuẩt và thải vào trong môi trường vẫn khoảng 60.000 tấn hàng năm. Ðặc biệt số lượng này được xử dụng ở những nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới. Cho dù độc hại, nhưng DDT có khả năng chống muỗi sốt rét rất hiệu quả vì sự tốn kém về kinh tế tương đối thấp. 
Tổ chức FAO ( Food and Agriculture Organization ) khuyên không nên cấm tuyệt đối sự xử dụng DDT. Người ta phỏng đoán, cho đến ngày nay số lượng DDT trong lòng đất lên đến khoảng 300.000 tấn. Tuy nhiên một khó khăn khác diễn ra là khả năng đề kháng của côn trùng ngày càng tăng. Trong các loại muỗi anopheles truyền bệnh sốt rét đã có 24 loại có sức đề kháng lại DDT, điều bắt buộc người ta phải xử dụng những thuốc mới. 
DDT là một thí dụ điển hình cho sự xử dụng khoa học kỹ thuật mới một cách thiếu suy nghĩ. 
Vì sao DDT bị cấm sử dụng?
DDT là loại thuốc trừ sâu đã được sử dụng trong nhiều năm qua. Công thức hoá học của loại thuốc này là C14H9Cl5 tên khoa học là dichloro-diphenyl-trichloroethane và gọi tắt là DDT, do nhà sinh hoá học Thuỵ sĩ, Paul Muller phát minh năm 1938. Thuốc DDT vừa ra đời đã tỏ rõ tác dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt các loại côn trùng có hại trong nông nghiệp. Hầu như tất cả các loại sâu bọ có hại đều bị chết khi gặp phải DDT. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ra đã dùng DDT để tiêu diệt rất hiệu nghiệm loại bọ chét, giúp cho các binh sĩ chiến đấu ở Bắc Phi thoát khỏi nạn dịch thương hàn do bọ chét lây truyền. Tiếp đó, Tổ chức Y tế thế giới đã dùng DDT để diệt muỗi và thu được thành công lớn trong việc ngăn chặn bệnh sốt rét lây lan. Với những thành tích đó DDT đã trở thành vua của các loại thuốc trừ sâu và năm 1948, ông Muller - người phát minh ra DDT đã vinh dự nhận giải thưởng Nobel về hoá học.
Nhưng 30 năm sau, DDT bị tuyên án "tử hình" (bị cấm sản xuất và sử dụng). Khi DDT mới ra đời, đúng là nó có sức mạnh vô địch. Nhưng chỉ mười mấy năm sau đã có một số loại côn trùng có hại không sợ DDT nữa. Chúng đã nhờn với DDT. Ðến năm 1960 đã có 137 loại côn trùng có hại nhờn thuốc DDT. Chưa hết, DDT đã kém hiệu quả trong việc tiêu diệt côn trùng có hại, lại còn giết chết khá nhiều chim chuyên ăn côn trùng có hại. Do DDT có thành phần tương đối ổn định nên khó bị phân giải trong môi trường tự nhiên và thâm nhập vào cơ thể các loại chim theo hệ thống nước, thực vật phù du, động vật phù du, tôm cá nhỏ... DDT khi ở trong nước có nồng độ không đáng kể, nhưng khi xâm nhập vào cơ thể chim, nồng độ của DDT sẽ tăng lên hàng triệu lần khiến chim nếu không bị chết cũng mất khả năng sinh sản. Ðây là điều mà con người không ngờ tới.
Cũng do được sử dụng khắp thế giới, DDT qua nước và thực phẩm xâm nhập vào cơ thể con người, phá hủy nội tiết tố giới tính của con người, gây ra các bệnh về thần kinh, ảnh hưởng tới công năng của gan. Hậu quả này xảy ra cũng ngoài dự kiến của con người.
Thuốc trừ sâu DDT còn có đặc điểm ngoại lệ, đó là kể từ năm 1974 toàn thế giới hoàn toàn ngừng sản xuất DDT, nhưng hậu quả của DDT trong môi trường còn lâu mới hết. Thuốc DDT trong không khí phải sau 10 năm mới giảm nồng độ xuống tỉ lệ ban đầu là 1/10; DDT tan trong biển còn phải mất thời gian lâu hơn nữa mới phân hủy hết. Theo dự đoán của các nhà khoa học, phải đến sau năm 1993 DDT trong nước biển mới phân hủy về cơ bản.
Nguồn Internet
 (Nếu bạn cảm thấy hứng thú với đề tài này xin đọc tiếp bài viết tiếp!)

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

POPs 2 (PCB)

2, PCB (Poly Chlorinated Biphenyl)
PCB là hợp chất ưa mỡ, có khả năng gây ung thư nên đây là hợp chất rất độc, thậm chí khi nó chỉ ở một hàm lượng rất nhỏ. Vì vậy, việc loại bỏ, hạn chế và thậm chí cấm sử dụng hợp chất PCB là điều hết sức cần thiết. Mới đây tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Dự án quản lý hợp chất PCB (PoliCloBiphenyl) tại Việt Nam.
Năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã tham gia Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy POP (PCB là một trong 21 hợp chất thuộc POP).
PCB là một hợp chất có rất nhiều ưu điểm, rất dễ sản xuất, rất bền, giá thành rẻ, đặc điểm, tính năng tốt. Chính vì vậy, thế giới đã sử dụng PCB từ rất lâu. Nếu đánh giá về mặt hiệu quả thì bất cứ hợp chất nào thay thế PCB đều không hiệu quả bằng. Nhưng đổi lại thì việc loại bỏ PCB lại cho lợi ích rất lớn về mặt môi trường, cũng như đảm bảo được sức khỏe của con người. Bởi vì gần đây các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh được PCB là một chất cực độc. Như vậy, việc loại bỏ sự dụng hợp chất PCB có thể bất lợi về mặt kinh tế, nhưng lại rất có lợi về mặt sức khỏe và môi trường.
Trước đây người ta dùng PCB như là một chất để chống truyền nhiệt trong các phương tiện điện. Ngay cả các loại máy móc cơ cũng dùng PCB bởi vì đặc tính của PCB là tính truyền nhiệt kém và tính trơ rất cao, nhưng về cơ bản trên thế giới không dùng PCB trong các sản phẩm nữa. Hiện nay, ngành điện lực cũng chú trọng nhập những chất thay thế hợp chất PCB từ nhiều nước khác trên thế giới và các thiết bị nhập vào thuộc đời sau này sẽ không còn hoặc còn rất ít hàm lượng hợp chất PCB.
Trên thế giới có rất nhiều chất đang gây ô nhiễm MT. Trong số đó có 12 nhóm chất hữu cơ đặc biệt nguy hại với môi trường. 9 trong số đó là các loại thuốc trừ sâu, 1 là chất dùng trong Công nghiệp (PCB) và 2 nhóm chất sinh ra ngoài ý muốn (PCDD và PCDF). Chúng được gọi chung là "Các hợp chất hữu cơ ô nhiễm khó phân hủy" - viết tắt là POPs.
Điểm đáng chú ý là ở nồng độ nhỏ chúng cũng có khả năng gây ung thư. Chúng có khả năng phát tán hàng nghìn km so với nguồn thải. Con ng đã từng sản xuất ở các thuốc trừ sâu dạng POP và PCB với khối lượng lớn, trước khi biết tác hại của chúng. 
Chúng bền vững trong môi trường, thời gian bán hủy từ vài năm đến hơn 100 năm tùy vào điều kiện MT.
Khái niệm PCB : là một hợp chất hữu cơ có tên là PolyChlorinated Biphenyl.
Các PCB trong tự nhiên có chu kỳ bán huỷ hàng trăm năm (rất bền, bền hơn cả DDT). PCB là nhóm hợp chất mà trong phân tử của chúng chứa 2 nhóm phenyl được clohoá, được phát hiện trong chuỗi thức ăn liên quan đến các thuỷ vực (sông, hồ) như trong bùn lắng, cây cỏ, sinh vật phù du, cá, động vật thân mềm, các loài chim sống quanh thuỷ vực và lẽ dĩ nhiên ở cả các mô mỡ của những người có sử dụng tôm, cá làm thực phẩm trong bữa ăn.

Các nhà khoa học cho biết, hàm lượng clo (Cl) trong PCB càng cao thì hợp chất càng độc. PCB ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan và có khả năng gây ung thư.
Để phân huỷ các PCB người ta phải nung vật liệu chứa PCB đến nhiệt độ cao, trên 1200oC. Tuy nhiên khi nung, PCB có thể bốc theo khói, đồng thời có thể chuyển hóa thành các chất độc khác.Phương pháp này vừa tốn kém, vừa mất công lại không an toàn. Do đó, ngày nay họ dùng phương pháp mới gọi là phân giải hóa học cơ khí. Người ta dùng lực cơ khí để làm cho phản ứng xảy ra, cụ thế là dùng những hạt sắt để đập vỡ các chất độc và biến chúng thành chất hoàn toàn không độc hại 
Các ứng dụng của PCB:
- Chất lỏng cách điện trong biến thế và tụ điện
- Chất làm mát trong việc truyền nhiệt năng
- Chất dung môi trong mực làm giấy than copy
- Dầu bôi trơn
- Keo gián
- Chất xúc tác trong công nghiệp hóa chất
- Phụ gia trong sơn
- Chất phủ bề mặt
- Phụ gia trong sơn
Qua trên chúng ta có thể thấy PCB có rất nhiều ứng dụng. Vì vậy , lượng phát thải hàng năm trên thế giới cũng như ở Việt Nam cũng sẽ rất lớn.
Hiện trạng PCB tại VN
Tại nước ta hiện còn lưu một khối lượng khá lớn các chất hữu cơ ô nhiễm khó phân hủy (POPs) tích tụ tập trung hoặc phân tán trong môi trường đất, đặc biệt từ thời kỳ chiến tranh. Ở một số nơi, người dân đã phải lên tiếng cầu cứu vì bị ảnh hưởng qúa nặng nề về sức khoẻ và môi trường sống. Trong khi đó, các nhà khoa học và quản lý vẫn đang loay hoay với các dự án thí điểm để tìm ra công nghệ tối ưu giải quyết bài toán về xử lý các chất POP trên diện rộng.
Theo các số liệu đã công bố, Việt Nam còn khối lượng dầu có chứa PCB có thể lên tới 19.000 tấn, chủ yếu từ các máy biến thế điện kiểu cũ. Tổng lượng chất thải nguy hại ước tính năm 2003 là 160.000 tấn mỗi năm, trong đó 130.000 tấn từ các chất thải công nghiệp, 21.000 tấn từ các chất thải y tế của các bệnh viện, trạm xá và viện điều dưỡng, và 8.600 tấn từ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, một số vùng có dư lượng các chất dioxin và furans ở trong đất do hậu quả của việc sử dụng tới 72 triệu lít thuốc diệt cỏ trong thời kỳ chiến tranh 1961-1971. Việt Nam đã và đang sử dụng khoảng 300 loại thuốc trừ sâu, 200 loại thuốc trừ bệnh, gần 150 loại thuốc trừ cỏ, 6 loại thuốc diệt chuột và 23 loại thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng. Các hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) này nhiều về cả số lượng và chủng loại, trong đó có một số loại thuộc danh mục cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và tồn đọng hết hạn sử dụng. 

Các chất hữu cơ ô nhiễm khó phân huỷ (POPs) sử dụng cho nông nghiệp chủ yếu là DDT và HCB, hiện nằm rải rác ở các kho địa phương chờ được xử lý, còn trong công nghiệp phần lớn là PCB, trong các lĩnh vực như: Dầu biến thế và tụ điện công suất cao, chất lỏng truyền nhiệt và hệ thống thủy lực, chế tạo dầu bôi trơn và dầu cắt gọt, chất hoá dẻo cho sơn, dung môi cho mực in của giấy copy không chứa các bon, chất kết dính, chất chống bắt cháy và chất dẻo. Mãi đến những năm 80, người ta mới phát hiện tính bền vững và độc tính nguy hại của PCB đối với môi trường và con người, sau đó hạn chế và dần cấm sử dụng. 
Chất độc quân sự do Mỹ sử dụng tại chiến trường Việt Nam trước đây gồm ba loại chất chính: chất da cam, chất xanh và chất trắng. Trong đó, chất da cam là chất cực độc, có độc tính cao gấp trăm nghìn lần loại hoá chất môi trường độc nhất và hiện còn tồn tại một lượng lớn trong môi trường đất tại các điểm nóng thuộc 3 sân bay: Đà Nẵng, Biên Hoà và Phù Cát. 
Về mặt quản lý nhà nước, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 29/1998/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV và hóa chất độc hại gây ô nhiễm, khó phân huỷ, trong đó nghiêm cấm việc sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng các loại thuốc BVTV và các chất POP nguy hiểm trong danh mục cấm sử dụng, đồng thời thu gom và tiêu huỷ các chất này theo đúng quy trình, công nghệ xử lý chất thải nguy hại, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, xử lý ô nhiễm môi trường do các kho thuốc BVTV cũ gây ra. 
Bộ Khoa học công nghệ, Cục Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng đã phối hợp với Tổ chức hỗ trợ nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học thuộc trường Đại học tổng hợp kỹ thuật Na Uy tiến hành điều tra và kiểm kê ban đầu để tư vấn cho Chính phủ về công nghệ xử lý, tiêu huỷ lượng POPs tồn đọng này.
Giải pháp xử lý PCB tồn dư.
Vấn đề giải quyết các chất độc POPs tồn đọng là bài toán vô cùng nan giải đối với các nhà khoa học và các nhà quản lý trong nước. Trên thế giới có rất nhiều công nghệ đã được áp dụng tại các quốc gia, trong số đó có 9 công nghệ, theo tổng kết đánh giá của UNEP, là mang tính thân thiện môi trường và giá thành hợp lý hơn cả, đó là: sử dụng lò đốt đặc chủng, lò đốt xi măng, khử bằng hoá chất pha hơi, khử bằng chất xúc tác, khử bằng kiềm, ôxi hoá điện hoá trung gian , ôxi hoá muối nóng chảy, ôxi hoá siêu tới hạn và Plasma. 
Ở nước ta cũng đã có một số mô hình thí điểm hoặc đã được triển khai. Trong hội thảo “Giới thiệu và tham vấn lựa chọn công nghệ xử lý hoá chất POPs tồn lưu tại Việt Nam” diễn ra ngày 09/08/2007, do Cục Môi trường tổ chức, đã có 4 mô hình công nghệ được giới thiệu. Đó là các công nghệ: sử dụng lò thiêu đốt nhiệt độ thấp (Trung tâm công nghệ xử lý môi trường - Bộ tư lênh Hoá học), sử dụng lò đốt xi măng nhiệt độ cao (Công ty Holchim thí điểm tại Hòn Chông), sử dụng lò đốt 2 cấp có can thiệp làm lạnh cưỡng bức (Công ty Môi trường Xanh thực hiện tại các khu công nghiệp) và Công nghệ phân huỷ sinh học (Viện Công nghệ Sinh học phối hợp một số đơn vị khác thực hiện). 
Tuy có nhiều mô hình được đưa ra, nhưng quyết định mô hình nào là phù hợp nhất cho việc xử lý các chất POPs tại Việt Nam vừa có thể triển khai hiệu quả trong điều kiện kinh tế trong nước mà vẫn đảm bảo yêu cầu không gây phát tán chất độc điôxin, furan hay các chất độc hại khác ra môi trường cho đến nay vẫn chưa tìm ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã nhất trí cao rằng cần sử dụng kết hợp nhiều công nghệ đồng thời mới có thể giải quyết vấn đề. 
Điều quan trọng trước mắt là cần xác định được bộ tiêu chí lựa chọn công nghệ và có được kết quả điều tra cơ bản về số lượng cũng như sự phân bố, mức độ phân tán của các chất POPs tại các địa phương. Trên cơ sở đó, kết hợp với những nghiên cứu và đánh giá sâu về các công nghệ hiện tại và đặt trong điều kiện thực tế của nước ta, mới hy vọng tìm ra được câu trả lời tối ưu về xử lý POPs.
Kế hoạch Quốc gia xử lý chất ô nhiễm khó phân huỷ
KH quốc gia về Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ vừa được Thủ tướng CP phê duyệt tại QĐ 184. Đến nay, Việt Nam đã cấm sử dụng 9/12 thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là các chất hữu cơ độc hại. 
Tham gia công ước này, Việt Nam sẽ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lý an toàn hóa chất, giảm thiểu và tiến tới loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ. Đồng thời, phòng ngừa, kiểm soát và xử lý an toàn đối với các chất này; tiến tới kiểm soát, xử lý và tiêu hủy hoàn toàn các kho thuốc BVTV - những hóa chất rất độc hại đã bị loại bỏ, còn tồn lưu vào năm 2010.
Kế hoạch trên cũng nhằm xử lý triệt để các khu vực nóng về ô nhiễm thuốc BVTV và Dioxins từ chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Ngoài ra, lượng PCBs (Polychlorinated Biphenyles) phát thải vào môi trường cũng được giảm thiểu; phấn đấu loại bỏ việc sử dụng PCB trong các thiết bị, máy móc vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn PCB vào năm 2028. Giảm thiểu liên tục lượng phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ hình thành không chủ định (Dioxins và Furans). 
Trong 12 chất hoặc nhóm hóa chất hữu cơ độc hại (POPs), gồm Aldrin, Chlordane, Dieldrin, Endrin, Heptachlor, Hexachlorobenzenne, Mirex, Toxaphene, DDT, PCB, Dioxins và Furans, đến thời điểm này, nước ta đã cấm sử dụng 9 loại thuốc BVTV là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và hạn chế việc nhập khẩu và sử dụng PCB. 
Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (viết tắt tiếng Anh là POPs -persistent Organic Pollutants) là các hóa chất rất độc hại, tồn tại bền vững trong môi trường và rất khó phân hủy. Chúng có khả năng phát tán rộng và tích tụ sinh học cao trong các mô của sinh vật, gây tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ con người (gây ra các bệnh về sinh sản, thần kinh, miễn dịch, ung thư, tổn thương gen...), đa dạng sinh học và môi trường sống. 
Công ước Stockholm chính thức có hiệu lực kể từ ngày 14/ 5/2004. Công ước nhằm bảo vệ cuộc sống và môi trường thiên nhiên - đặc biệt cho người nghèo và các nước nghèo - bằng cách cấm sản xuất và sử dụng một số các chất hoá học độc hại, đặc biệt là Polychlorinated Biphenyls (PCBs), dioxins, furans, và 9 loại thuốc trừ sâu rất độc hại. Công ước cũng yêu cầu xử lý triệt để những địa điểm tàng trữ thuốc trừ sâu và hoá chất độc hại có chứa POPs, cũng như tiêu huỷ các chất PCB và chất thải có chứa PCB. 
Tác hại của PCB - Ví dụ điển hình
Nhiễm độc PCB, Dioxin trong dầu ăn - Vụ án Kanemi
Báo Asahi ngày 13/4/2007 cho biết vấn đề phơi nhiễm dioxin qua vụ án Kanemi Shoko trải qua gần 40 năm nhưng hiện vẫn mang tính thời sự, là thử thách “nóng” đối với Chính phủ Nhật Bản trong việc đưa ra được một bức tranh tổng thể của độc tố dioxin đối với sức khỏe con người và xây dựng một chế độ cứu chữa hữu hiệu đối với những người đã và đang bị tổn thương do nhiễm độc
Độc tố trong dầu ăn
Kanemi Soko là nhà sản xuất dầu ăn chiết suất từ cám gạo nổi tiếng tại Nhật Bản, năm 1968 đã gây vụ ngộ độc hóa chất nghiêm trọng cho hơn 14.000 người trong đó 1.853 người là những nạn nhận bị phơi nhiễm PCB (Polychlorinated Biphenyls) rất nặng, gây các chứng bệnh mạn tính suốt đời và có thể di truyền sang thế hệ kế tiếp qua sữa mẹ theo điều tra vào năm 1986.
Báo Asahi ngày 10/10/1968 đưa tin nhiều gia đình ở vùng Fukuoka và Nagasaki mang các chứng bệnh kỳ quái tập thể như chân tay run rẩy, màu da nổi chàm... Ngày 15/10/1968, Cơ quan y tế thành phố Ogura ra lệnh đình chỉ việc bán dầu ăn của Kanemi và cấm công ty này sản xuất và kinh doanh dầu ăn từ cám gạo. 2 ngày sau, Đại học Kyushu lập đoàn điều tra “bệnh do dầu ăn” với sự tham dự của Trưởng bộ môn vệ sinh công cộng của tỉnh mặc dù đây là đoàn không phải do Chính phủ tổ chức, phủ nhận nguồn tin dầu này bị nhiễm arsenic.
Ngày 4/11/1968, qua 2 tuần, đoàn điều tra của Viện nghiên cứu vệ sinh tỉnh Kochi công bố dầu bị nhiễm hợp chất chlorine hữu cơ. Cùng ngày Tổ nghiên cứu chuyên môn của Đại học Kyushu chính thức xác nhận nguyên nhân các triệu chứng lạ ở người bệnh là do dầu ăn có hàm lượng PCB 2000-3000 ppm từ sản phẩm “Kaneclor 400” - một hóa chất có chứa PCB khi gia nhiệt -chiên xào tạo ra hợp chất PCDD độc hại. 
“Kaneclor 400” - là sản phẩm của Công ty hóa chất Kanegafuchi được sử dụng làm dung môi trong quy trình khử mùi dầu cám của Kanemi. Lô hàng này được sản xuất trước tháng 2/1968 và khả năng cao nhất gây ngộ độc cho người tiêu dùng trong khoảng thời gian từ tháng 3-10/1968.
Mặc dù nguyên nhân nhiễm độc đã được làm sáng tỏ, nếu như các đoàn thanh - kiểm tra có trách nhiệm làm việc nghiêm túc thì sự việc đã được phát hiện trước đó 8 tháng và số người bị hại sẽ giảm thiểu rất nhiều. Sở dĩ 8 tháng trước là vì đây là thời kỳ bắt đầu có dấu hiệu nhiễm độc dầu ăn và cùng lúc đó xảy ra vụ gà bị nhiễm “dầu màu nâu” chết hàng loạt. Trong tháng 2 và 3 năm 1968 lượng gà nhiễm loại “dầu màu nâu” này bị chết hàng loạt, đã có 400.000 con có tỷ lệ lượng trứng sinh nở xuống thấp bất thường trong số 2 triệu con ở vùng Kyushu, Shikoku thuộc miền Nam nước này vì ăn thức ăn trộn dầu có hàm lượng PCB của Công ty Kanemi.
Sự kiện gia súc bị phơi nhiễm này đã bị lướt qua trong đợt kiểm tra chiếu lệ của nhân viên thú y của tỉnh cho đến khi dầu ăn của công ty này gây tai biến cho người tiêu dùng trong đó có hơn 100 người bị tử vong thì sự việc mới được lưu ý. Ngày 29/11/1968, thành phố Bắc Kyushu khởi tố Công ty Kanemi vi phạm Luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau đó, Viện Kiểm sát Fukuoka tiếp tục khởi tố Tổng giám đốc công ty và giám đốc phân xưởng sản xuất vì tội “thiếu trách nhiệm gây thương tích nghiêm trọng”. Mặt khác, việc buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương cũng đã bị người dân truy cứu trách nhiệm, đòi hỏi phải có biện pháp thích đáng để giải quyết cho người bị hại.
                                                                                                                      Theo Internet

Hàn the và các tác hại của nó







Hàn the là tên Việt cho borax (tên hóa học là sodium tetraborate decahydrate hoặc sodium borate decahydrate , nghĩa là sodium borate ngậm 10 phân tử nước ). 
Các dạng borax  thường được sử dụng cho một số khoáng chất liên quan chặt chẽ hoặc các hợp chất hóa học khác nhau của họ tinh thể nước :
§                     Borax khan (Na 2 B 4 O 7)
§                     Borax pentahydrate (Na 2 B 4 O 7 • 5H 2 O)
§                     Borax decahydrate (Na 2 B 4 O 7 ° 10H 2 O)
Borax thường mô tả như là Na 2 B 4 O 7 ° 10H 2 O. Tuy nhiên, thường xây dựng là Na 2 [B 4 O 5 (OH) 4] · 8H 2 O, kể từ borax chứa [B 4 O 5 (OH) 4] 2 -ion. Trong cấu trúc này, có hai bốn phối hợp các nguyên tử bo (hai BO 4 tứ diện) và hai ba phối hợp các nguyên tử bo (hai BO 3 tam giác).
Borax có thể dễ dàng chuyển đổi thành acid boric và các borat , trong đó có nhiều ứng dụng. phản ứng của nó với axit hydrochloric acid boric để hình thành là:
Na 2 B 4 O 7 ° 10H 2 O + 2 HCl → 4 B (OH) 3 [hoặc H 3 BO 3] + 2 NaCl + 5 H 2 O

Khi hàn the được thêm vào ngọn lửa, nó tạo ra một màu xanh lá cây màu vàng. Điều này sở hữu đã được thử trong pháo hoa nghiệp dư, nhưng hàn the trong sử dụng điều này là không phổ biến bởi vì vùng biển của mình về ẩm ức chế quá trình cháy của thành phần và làm cho nó là một nguồn cấp dưới của bo có trách nhiệm cho hầu hết các màu xanh, và đó là tràn ngập bởi các màu vàng đóng góp cho ngọn lửa của natri.
Tuy nhiên, borax thương mại sẵn có có thể được trộn với chất cháy như methanol để cho ngọn lửa màu xanh lá cây đặc trưng của bo khi bắt lửa, sau đó từ từ cho đường vào ngọn lửa màu vàng, màu cam đặc trưng của natri.
                                                                                                                            Theo wikipedia
Borax có trong thiên nhiên và thường được tìm thấy ở đáy các hồ nước mặn (salt lakes) sau khi các hồ này bị khô ráo . Borax lấy từ nguồn thiên nhiên là các khối tinh thể màu trắng trong (vì có ngậm nước). Bột hàn the bán ở các tiệm thực phẩm Á Đông là borax đã được làm cho khô nước nên bột borax có màu trắng đục. 
Vì có trong thiên nhiên nên borax đã được dùng từ thời xa xưa để khử trùng nhẹ và để giặt hay tẩy sạch quần áo, vì vào các thời này chưa có bột giặt và bột tẩy trắng chúng ta đang dùng ngày nay . Ngày nay có một số cửa hàng Tây phương bán bột giặt có để bên cạnh các gói borax cho các bà nội trợ lớn tuổi muốn dùng borax chung với bột giặt. 
Borax là hóa chất được dùng cho nhiều việc trong phòng thí nghiệm, không ghi ra nơi đây vì thuộc chuyên môn khó hiểu . 
Borax còn có một số công dụng cho thương mại như cho vào một loại thủy tinh để tạo thủy tinh chịu sức nóng, và cho vào đồ sành sứ trước khi nặn thành hình.
Hai công dụng thương mại khác cho thấy sự độc của việc ăn vào borax là:
(1) borax được làm tan và quét vào mặt ngoài gỗ , hay gỗ được nhúng trong hồ chứa nước borax . Gỗ này sau đó được làm nhà để tránh bị mọt gỗ hay ngăn ngừạ các loại sâu khác đục mòn gỗ (vì độc cho các sinh vật này). Loại gỗ này mắc tiền hơn gỗ thường.
(2) Trong loại thuốc giết các con kiến đen có trong nhà bếp được sản xuất bởi công ty NIPPON , chất lỏng này có chứa 5.5% borax (có ghi ở mặt trước lọ thuốc vì là chất độc bắt buộc phải ghi ra). 
Như vậy đối với Tây phương, borax là chất độc cho sinh vật và borax không được dùng trong thực phẩm vì trong danh sách cả ngàn hóa chất được phép cho vào thức ăn và thức uống (gọi chung là E numbers cho ad ditives, preservatives, antioxidants, colourants, ... ) KHÔNG CÓ E number cho BORAX . 
Sự độc hại của hóa chất cho sinh vật chỉ được biết sau những thử nghiệm trên các con vật trong phòng thí nghiệm. Các sự thử nghiệm vì mất thời gian và tốn tiền nên chỉ thực hiện khi có công ty nào đó chịu bỏ tiền ra , và công ty chỉ chi tiền nghiên cứu khi nhắm có lợi về mặt nào đó cho công ty họ. Vì Tây phương không dùng borax trong thực phẩm của họ, nên nói chung các cơ quan nhà nước cũng ít quan tâm đến việc nghiên cứu sự độc hại của borax cho sức khỏe con người . 
Trong thực phẩm Tàu và VN , borax được cho vào một ít để làm dẻo dai sản phẩm tạo thành như có trong sợi bánh phở, sợi bún, sợi mì, giò lụa, ... . Tuy nhiên sự cho ít hay nhiều BORAX vào thực phẩm hoàn toàn tùy ở bàn tay các nhà làm thực phẩm nơi đây . Do đó cần thận trọng khi muốn ăn quá nhiều các thức ăn có chứa borax .
                                                                                                 theo http://forums.vietbao.com
Hàn the hay còn gọi là băng sa, borax... có gốc hóa học là Natritetraborat. Đây là tinh thể không màu, có vị chua và hơi đắng, có thể hòa tan được trong nước và rượu. Các nghiên cứu về y học cho thấy nếu sử dụng nhiều hàn the sẽ có một số tác hại sau: Ở mức độ thấp: sử dụng 3-5g/ngày: kém ăn, khó chịu toàn thân. Ở mức độ cao: trên 5g/ngày: gây chậm lớn, tổn thương gan, teo tinh hoàn, giảm cân. Khi xâm nhập vào cơ thể, sau khi được bài tiết, lượng hàn the sẽ tích tụ khoảng 15%. Như vậy nếu sử dụng thực phẩm có chứa hàn the trong nhiều ngày thì cơ thể sẽ tích lũy một lượng hàn the nguy hiểm như sử dụng thực phẩm có chứa nhiều hàn the một lần. Vì lý do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Nông lương thế giới (FAO) đã lên án gay gắt hành vi dùng hàn the trong chế biến thực phẩm.
Khi cho hàn the vào các loại tinh bột như bún, miến, bánh tráng, phở, bánh... hàn the sẽ làm cho tinh bột có độ đặc cao. Chính vì tính chất này mà nhiều người thích sử dụng nó để làm tăng tính dai, giòn của các loại sản phẩm; hay sử dụng nó để pha trộn thêm bột cho vào giò, chả, thịt, cá các loại để giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra, trong thực phẩm có nhiều protein như thịt, cá... lượng nước tồn tại khá lớn (65-80%) ở dạng tự do hay liên kết. Vì vậy khi sử dụng hàn the thì sự liên kết này càng bền chặt, cấu trúc protein càng vững chắc, tức là thịt có độ dai, giòn, độ đàn hồi cao hơn và có thể giữ nước ở mức tối đa nên cân nặng hơn. Điều này giải thích tại sao một số trường hợp không thể đo được vì nồng độ của hàn the vượt xa các chỉ số lớn nhất của dụng cụ đo. Tính sát khuẩn của hàn the rất mạnh, do đó nhiều người lợi dụng tính chất này của hàn the cho vào thực phẩm để giữ được lâu mà không lo bị hư hỏng dù không cần giữ lạnh. Tóm lại, chính vì những tính chất đặc biệt nói trên của hàn the mà nhiều người đã lợi dụng nó một cách triệt để để tạo lợi nhuận, bất chấp sức khỏe của người sử dụng.

                           


                           theo  Bác sĩ Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Kiến trúc và quy hoạch của Hà Nội

Lịch sử lâu đời cùng nền văn hóa phong phú đã giúp Hà Nội có được kiến trúc đa dạng và mang dấu ấn riêng. Nhưng sau một thời gian phát triển thiếu quy hoạch, thành phố hiện nay tràn ngập những ngôi nhà ống trên các con phố lắt léo, những công trình tôn giáo nằm sâu trong các khu dân cư, những cao ốc bên các khu phố cũ, những cột điện chăng kín dây... nhưng thiếu vắng không gian công cộng. Năm 2010, Hà Nội lập Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cho một thành phố 9,1 triệu dân vào năm 2030 và trên 10 triệu người vào năm 2050.[39] Về mặt kiến trúc, có thể chia Hà Nội ngày nay thành bốn khu vực: khu phố cũ, khu thành cổ, khu phố Pháp và các khu mới quy hoạch.

Khu phố cũ

Khu phố cổ Hà Nội, trung tâm lịch sử của thành phố, hiện nay vẫn là khu vực đông đúc nhất. Địa giới không gian khu phố cổ có thể coi là một hình tam giác cân với đỉnh là phốHàng Than, cạnh phía Đông là đê sông Hồng, cạnh phía Tây là Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da, còn đáy là trụcHàng BôngHàng GaiCầu Gỗ. Qua nhiều năm, những cư dân sinh sống nhờ các nghề thủ công, buôn bán tiểu thương đã hình thành những con phố nghề đặc trưng mang những cái tên như Hàng BạcHàng Bồ, Hàng Đường, Hàng Thùng...
Tất cả các ngôi nhà hai bên đường khu phố cổ đều theo kiểu nhà ống, mang nét đặc trưng: bề ngang hẹp, chiều dài sâu, đôi khi thông sang phố khác. Bên trong các ngôi nhà này cũng có cách bố trí gần như nhau: gian ngoài là nơi bán hoặc làm hàng, tiếp đó là khoảng sân lộ thiên để lấyánh sáng, trên sân có bể cạn trang trí, quanh sân là cây cảnh, giàn hoa, gian nhà trong mới là nơi ăn ở và nối tiếp là khu phụ.[40] Những năm gần đây, mật độ dân số quá cao khiến phố cổ Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng. Phần lớn các cư dân ở đây phải sống trong điều kiện thiếu tiện nghi, thậm chí bất tiện, nguy hiểm. Một vài trường hợp đặc biệt được ghi nhận như ba người sống trong một diện tích 1,5 m² hay bốn người sống trong một căn phòng 10 m² nhưng trên nóc một nhà vệ sinh chung.[41] Trong khu 36 phố phường thuộc dự án bảo tồn, hiện chỉ còn một vài nhà cổ có giá trị, còn lại hầu hết đã được xây mới hoặc cải tạo tùy tiện.[42]

Khu thành cổ

Khu thành cổ, tức hoàng thành Thăng Long, nằm ở khoảng giữa hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm, xuất hiện cùng với kinh đô Thăng Long. Trải qua nhiều lần phá hủy, xây dựng lại rồi tiếp tục bị tàn phá, hoàng thành Thăng Long hiện chỉ lưu lại ở một vài dấu vết. Trên phố Phan Ðình Phùng hiện nay còn cửa Bắc của thành được xây bằng đá và gạch rất kiên cố. Cột cờ Hà Nội xây năm 1812 hiện nằm trên đường Ðiện Biên Phủ. Công trình cao 40 mét này gồm ba nền thềm rộng và tháp cổ hình lăng trụ, bên trong có cầu thang xoắn ốc dẫn lên kỳ đài.[43] Phía Nam thành cổ còn lưu lại được một quần thể di tích đa dạng là Văn Miếu-Quốc Tử Giám, được xây từ đầu thế kỷ 11. Gồm hai di tích chính, Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Chu Văn An – và Quốc Tử Giám – trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam – công trình không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa.
Ngày 31 tháng 7 năm 2010, tại kỳ họp lần thứ 34 tại Brasilia, thủ đô của Brasil, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí: Chiều dài lịch sử văn hóa, Tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và Các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.[44] Sáng 1 tháng 10 năm 2010, trong buổi khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova đã trao bằng Di sản văn hóa thế giới khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long cho lãnh đạo Thành phố Hà Nội.[45]

Khu phố Pháp

Năm 1883, người Pháp bắt đầu lên kế hoạch xây dựng lại thành phố. Dựa trên các khu phố Hà Nội vốn có, những kiến trúc sư người Pháp vạch thêm các con đường mới, xây dựng các công trình theo hướng thích nghi với môi trường sở tại, tạo nên một phong cách ngày nay được gọi là kiến trúc thuộc địa.[42] Khu vực đô thị do người Pháp quy hoạch và xây dựng gồm ba khu: nhượng địa, thành cũ và nam hồ Hoàn Kiếm, ngày nay mang tên chung là khu phố cũ, hay khu phố Pháp.
Khu nhượng địa mang hình chữ nhật được giới hạn bởi các con phố Bạch Đằng, Tràng Tiền, Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Nguyễn Huy Tự hiện nay. Vốn là đồn thủy quân của Hà Nội cổ, đến năm 1875, khu vực này được nhượng lại cho quân đội Phápxây doanh trại, dinh thự và bệnh viện. Những công trình kiến trúc ở đây có mái lợp ngói đá đen, hành lang xung quanh, nhà cuốn hình cung. Dinh thự Tổng tham mưu trưởng quân Pháp, ngày nay là Nhà khách Bộ Quốc phòng xây dựng trong khoảng thời gian 1874 đến 1877. Bệnh viện Lanessan, hiện là Quân y viện 108 và Bệnh viện Hữu Nghị, khánh thành năm 1893[46]. Khu thành cũ gồm các phố Phan Đình Phùng, Hùng Vương, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Chu Văn An, Trần Phú. Những con đường ở đây rộng, dài và được trồng nhiều cây xanh. Các biệt thự mang kiến trúc miền Bắc nước Pháp với trang trí cầu kỳ, tỷ mỉ. Một công trình kiến trúc tiêu biểu và quan trọng của khu thành cũ là Phủ Toàn quyền, ngày nay là Phủ Chủ tịch, được xây dựng trong khoảng 1900 đến 1902. Khu nam hồ Hoàn Kiếm cũng là một hình chữ nhật với hai cạnh dài là phố Tràng Thi – Tràng Tiền và phố Trần Hưng Đạo, hai cạnh ngang là phố Phan Bội Châu và phố Phan Chu Trinh. Khu vực này được xây dựng đồng thời với khu thành cũ song quy trình quy hoạch có chậm hơn do phải giải tỏa nhiều làng xóm. Một công trình quan trọng của thành phố là Nhà hát Lớn nằm ở đầu phố Tràng Tiền, được xây từ 1902 tới 1911, theo mẫu Opéra Garnier của Paris.[47]
Kiến trúc Pháp thường được xem như một di sản của Hà Nội, nhưng ngày nay đã phải chịu nhiều biến đổi. Những công trình cao tầng và các ngôi nhà giả phong cách Pháp làm khu phố cũ trở nên khó nhận diện. Bên cạnh đó, nhiều thửa đất được sát nhập để xây dựng các cao ốc khiến cảnh quan bị phá vỡ. Những hàng rào thấp dọc các con phố, những màu sác tiêu biểu – tường vàng và cửa gỗ màu xanh – cũng bị thay đổi và che lấp bởi các biểu hiệu quảng cáo. Hiện Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội với sự giúp đỡ của vùng Île-de-France đang triển khai dự án bảo tồn và phát triển khu phố này.

Kiến trúc hiện đại

Vào những năm 1960 và 1970, hàng loạt các khu nhà tập thể theo kiểu lắp ghép xuất hiện ở những khu phốKim LiênTrung TựGiảng Võ,Thành CôngThanh Xuân Bắc... Do sử dụng các cấu kiện bê tông cốt thép sản xuất theo quy trình thủ công, những công trình này hiện rơi vào tình trạng xuống cấp nghiệm trọng.[42] Không chỉ vậy, do thiếu diện tích sinh hoạt, các cư dân những khu nhà tập thể lắp ghép còn xây dựng thêm những lồng sắt gắn ngoài trời xung quanh các căn hộ – thường được gọi là chuồng cọp – gây mất mỹ quan đô thị. Hiện những nhà tập thể lắp ghép đang dần được thay thể bởi các chung cư mới.
Cuối thập niên 1990 và thập niên 2000, nhiều con đường giao thông chính của Hà Nội, như Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ, Láng Hạ, Ngọc Khánh, Thái Hà, được mở rộng. Các khách sạn, cao ốc văn phòng mọc lên, những khu đô thị mới như nam cầu Thăng Long, bắc cầu Thăng Long, Du lịch Hồ Tây, Định CôngBắc Linh Đàm... cũng dần xuất hiện.[49] Khoảng thời gian gần đây, khu vực Mỹ Đìnhđược đô thị hóa nhanh chóng với hàng loạt những ngôi nhà cao tầng mọc lên. Tuy vậy, các khu đô thị mới này cũng gặp nhiều vấn đề, như công năng không hợp lý, thiếu quy hoạch đồng bộ, không đủ không gian công cộng.[42] Trong trận mưa kỷ lục cuối năm 2008, Mỹ Đình là một trong những khu vực chịu thiệt hại nặng nề vì nước ngập.

Các công trình nổi bật

Trước khi trở thành một trung tâm chính trị – vào thế kỷ 5 với triều đại nhà Tiền Lý – Hà Nội đã là một trung tâm của Phật giáo với các thiền phái danh tiếng.[50]Theo văn bia, từ giữa thế kỷ 6chùa Trấn Quốc được xây dựng trên bãi Yên Hoa ngoài sông Hồng, tới 1615 do bãi sông bị lở, chùa mới dời về địa điểm hiện nay.[51] Đến thế kỷ 11, với sự xuất hiện của kinh đô Thăng Long, khi Phật giáo trở thành quốc giáo, các chùa chiền, thiền viện, sư tăng mới phát triển thực sự mạnh mẽ. Trong nhiều thế kỷ, Hà Nội tiếp tục xây dựng các ngôi chùa, trong đó một số vẫn tồn tại tới ngày nay. Có thể kể tới các ngôi chùa nổi tiếng nhưchùa Một Cột xây lần đầu năm 1049, chùa Láng từ thế kỷ 12, chùa Quán Sứchùa Kim Liên xuất hiện vào thế kỷ 17. Tuy vậy, hầu hết các ngôi chùa trong nội ô ngày nay đều được xây dựng lại vào thế kỷ 19.[52] Những triều đại Trần để lại rất ít dấu tích.
Vùng ngoại thành Hà Nội cũng có nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, một quần thể văn hóa–tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, các ngôi đền thờ thần, các ngôiđình thờ tín ngưỡng nông nghiệp... thường được gọi chung là Chùa Hương. Từ lâu, di tích này đã trở thành một địa điểm du lịch quan trọng, đặc biệt với lễ hội Chùa Hương được tổ chức vào mỗi mùa xuân. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Nam, Chùa Thầy nằm trên địa phận của xãSài Sơn, huyện Quốc Oai. Ngôi chùa, thường gắn liền với tên tuổi vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, là một di sản kiến trúc, văn hóa, lịch sử giá trị. Giống như Chùa Hương, lễ hội Chùa Thầy cũng được tổ chức vào mùa xuân, đầu tháng 3 hàng năm.[53]
Cùng với các ngôi chùa, Hà Nội còn có không ít đền thờ Đạo LãoĐạo Khổng hay các thần bảo hộ như Thăng Long tứ trấnVăn Miếu-Quốc Tử GiámĐền Ngọc Sơn.. Trong khu phố cổ còn nhiều ngôi đình vẫn được những người dân thường xuyên tới lui tới bày tỏ lòng thành kính. Cơ Đốc giáo theo chân những người châu Âu vào Việt Nam, giúp Hà Nội có được Nhà thờ LớnNhà thờ Cửa BắcNhà thờ Hàm Long... Các công trình tôn giáo ngày nay là một phần quan trọng của kiến trúc thành phố, nhưng không ít hiện phải nằm trong những khu dân cư đông đúc, thiếu không gian.[54]
Thời kỳ thuộc địa đã để lại Hà Nội rất nhiều các công trình kiến trúc lớn, hiện vẫn đóng vai trò quan trọng về công năng, như Nhà hát LớnPhủ Chủ tịchBắc Bộ phủ, trụ sở Bộ Ngoại giaoBảo tàng Lịch sửKhách sạn Sofitel Metropole... Một số công trình bị phá bỏ để xây mới – như Tòa thị chính được thay thế bằng trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố – hoặc tu sửa nhưng không giữ được kiến trúc cũ – như ga Hàng Cỏ. Thời kỳ tiếp theo, Hà Nội cũng có thêm các công trình mới. Lăng Hồ Chí MinhBảo tàng Hồ Chí MinhHội trường Ba Đình, ghi đậm dấu ấn của giai đoạn này.
Hai thập niên gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, rất nhiều cao ốc và khách sạn như Daewoo, Sofitel Plaza, Melia, tòa nhà Tháp Hà Nội... mọc lên mang lại cho thành phố dáng vẻ hiện đại. Hà Nội cũng chứng kiến sự ra đời của nhưng công trình quan trọng như Trung tâm Hội nghị Quốc giaSân vận động Quốc gia Mỹ Đình... Để kỷ niệm lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, hiện nay rất nhiều công trình được xây dựng, có thể kể đến Keangnam Hanoi Landmark TowerHà Nội City ComplexBảo tàng Hà Nội và Tòa nhà Quốc hội.

Theo Wikipedia