Danh sách Blog của Tôi

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Hàn the và các tác hại của nó







Hàn the là tên Việt cho borax (tên hóa học là sodium tetraborate decahydrate hoặc sodium borate decahydrate , nghĩa là sodium borate ngậm 10 phân tử nước ). 
Các dạng borax  thường được sử dụng cho một số khoáng chất liên quan chặt chẽ hoặc các hợp chất hóa học khác nhau của họ tinh thể nước :
§                     Borax khan (Na 2 B 4 O 7)
§                     Borax pentahydrate (Na 2 B 4 O 7 • 5H 2 O)
§                     Borax decahydrate (Na 2 B 4 O 7 ° 10H 2 O)
Borax thường mô tả như là Na 2 B 4 O 7 ° 10H 2 O. Tuy nhiên, thường xây dựng là Na 2 [B 4 O 5 (OH) 4] · 8H 2 O, kể từ borax chứa [B 4 O 5 (OH) 4] 2 -ion. Trong cấu trúc này, có hai bốn phối hợp các nguyên tử bo (hai BO 4 tứ diện) và hai ba phối hợp các nguyên tử bo (hai BO 3 tam giác).
Borax có thể dễ dàng chuyển đổi thành acid boric và các borat , trong đó có nhiều ứng dụng. phản ứng của nó với axit hydrochloric acid boric để hình thành là:
Na 2 B 4 O 7 ° 10H 2 O + 2 HCl → 4 B (OH) 3 [hoặc H 3 BO 3] + 2 NaCl + 5 H 2 O

Khi hàn the được thêm vào ngọn lửa, nó tạo ra một màu xanh lá cây màu vàng. Điều này sở hữu đã được thử trong pháo hoa nghiệp dư, nhưng hàn the trong sử dụng điều này là không phổ biến bởi vì vùng biển của mình về ẩm ức chế quá trình cháy của thành phần và làm cho nó là một nguồn cấp dưới của bo có trách nhiệm cho hầu hết các màu xanh, và đó là tràn ngập bởi các màu vàng đóng góp cho ngọn lửa của natri.
Tuy nhiên, borax thương mại sẵn có có thể được trộn với chất cháy như methanol để cho ngọn lửa màu xanh lá cây đặc trưng của bo khi bắt lửa, sau đó từ từ cho đường vào ngọn lửa màu vàng, màu cam đặc trưng của natri.
                                                                                                                            Theo wikipedia
Borax có trong thiên nhiên và thường được tìm thấy ở đáy các hồ nước mặn (salt lakes) sau khi các hồ này bị khô ráo . Borax lấy từ nguồn thiên nhiên là các khối tinh thể màu trắng trong (vì có ngậm nước). Bột hàn the bán ở các tiệm thực phẩm Á Đông là borax đã được làm cho khô nước nên bột borax có màu trắng đục. 
Vì có trong thiên nhiên nên borax đã được dùng từ thời xa xưa để khử trùng nhẹ và để giặt hay tẩy sạch quần áo, vì vào các thời này chưa có bột giặt và bột tẩy trắng chúng ta đang dùng ngày nay . Ngày nay có một số cửa hàng Tây phương bán bột giặt có để bên cạnh các gói borax cho các bà nội trợ lớn tuổi muốn dùng borax chung với bột giặt. 
Borax là hóa chất được dùng cho nhiều việc trong phòng thí nghiệm, không ghi ra nơi đây vì thuộc chuyên môn khó hiểu . 
Borax còn có một số công dụng cho thương mại như cho vào một loại thủy tinh để tạo thủy tinh chịu sức nóng, và cho vào đồ sành sứ trước khi nặn thành hình.
Hai công dụng thương mại khác cho thấy sự độc của việc ăn vào borax là:
(1) borax được làm tan và quét vào mặt ngoài gỗ , hay gỗ được nhúng trong hồ chứa nước borax . Gỗ này sau đó được làm nhà để tránh bị mọt gỗ hay ngăn ngừạ các loại sâu khác đục mòn gỗ (vì độc cho các sinh vật này). Loại gỗ này mắc tiền hơn gỗ thường.
(2) Trong loại thuốc giết các con kiến đen có trong nhà bếp được sản xuất bởi công ty NIPPON , chất lỏng này có chứa 5.5% borax (có ghi ở mặt trước lọ thuốc vì là chất độc bắt buộc phải ghi ra). 
Như vậy đối với Tây phương, borax là chất độc cho sinh vật và borax không được dùng trong thực phẩm vì trong danh sách cả ngàn hóa chất được phép cho vào thức ăn và thức uống (gọi chung là E numbers cho ad ditives, preservatives, antioxidants, colourants, ... ) KHÔNG CÓ E number cho BORAX . 
Sự độc hại của hóa chất cho sinh vật chỉ được biết sau những thử nghiệm trên các con vật trong phòng thí nghiệm. Các sự thử nghiệm vì mất thời gian và tốn tiền nên chỉ thực hiện khi có công ty nào đó chịu bỏ tiền ra , và công ty chỉ chi tiền nghiên cứu khi nhắm có lợi về mặt nào đó cho công ty họ. Vì Tây phương không dùng borax trong thực phẩm của họ, nên nói chung các cơ quan nhà nước cũng ít quan tâm đến việc nghiên cứu sự độc hại của borax cho sức khỏe con người . 
Trong thực phẩm Tàu và VN , borax được cho vào một ít để làm dẻo dai sản phẩm tạo thành như có trong sợi bánh phở, sợi bún, sợi mì, giò lụa, ... . Tuy nhiên sự cho ít hay nhiều BORAX vào thực phẩm hoàn toàn tùy ở bàn tay các nhà làm thực phẩm nơi đây . Do đó cần thận trọng khi muốn ăn quá nhiều các thức ăn có chứa borax .
                                                                                                 theo http://forums.vietbao.com
Hàn the hay còn gọi là băng sa, borax... có gốc hóa học là Natritetraborat. Đây là tinh thể không màu, có vị chua và hơi đắng, có thể hòa tan được trong nước và rượu. Các nghiên cứu về y học cho thấy nếu sử dụng nhiều hàn the sẽ có một số tác hại sau: Ở mức độ thấp: sử dụng 3-5g/ngày: kém ăn, khó chịu toàn thân. Ở mức độ cao: trên 5g/ngày: gây chậm lớn, tổn thương gan, teo tinh hoàn, giảm cân. Khi xâm nhập vào cơ thể, sau khi được bài tiết, lượng hàn the sẽ tích tụ khoảng 15%. Như vậy nếu sử dụng thực phẩm có chứa hàn the trong nhiều ngày thì cơ thể sẽ tích lũy một lượng hàn the nguy hiểm như sử dụng thực phẩm có chứa nhiều hàn the một lần. Vì lý do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Nông lương thế giới (FAO) đã lên án gay gắt hành vi dùng hàn the trong chế biến thực phẩm.
Khi cho hàn the vào các loại tinh bột như bún, miến, bánh tráng, phở, bánh... hàn the sẽ làm cho tinh bột có độ đặc cao. Chính vì tính chất này mà nhiều người thích sử dụng nó để làm tăng tính dai, giòn của các loại sản phẩm; hay sử dụng nó để pha trộn thêm bột cho vào giò, chả, thịt, cá các loại để giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra, trong thực phẩm có nhiều protein như thịt, cá... lượng nước tồn tại khá lớn (65-80%) ở dạng tự do hay liên kết. Vì vậy khi sử dụng hàn the thì sự liên kết này càng bền chặt, cấu trúc protein càng vững chắc, tức là thịt có độ dai, giòn, độ đàn hồi cao hơn và có thể giữ nước ở mức tối đa nên cân nặng hơn. Điều này giải thích tại sao một số trường hợp không thể đo được vì nồng độ của hàn the vượt xa các chỉ số lớn nhất của dụng cụ đo. Tính sát khuẩn của hàn the rất mạnh, do đó nhiều người lợi dụng tính chất này của hàn the cho vào thực phẩm để giữ được lâu mà không lo bị hư hỏng dù không cần giữ lạnh. Tóm lại, chính vì những tính chất đặc biệt nói trên của hàn the mà nhiều người đã lợi dụng nó một cách triệt để để tạo lợi nhuận, bất chấp sức khỏe của người sử dụng.

                           


                           theo  Bác sĩ Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét