Danh sách Blog của Tôi

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

POPs 1 (DDT)

POPs (Persistent Organic Pollutants) gọi tắt là nhóm hóa chất hữu cơ độc hại: là những chất hóa học tồn tại trong môi trường, tích lũy qua các mạng lưới thức ăn, và đặt ra một nguy cơ gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người và môi trường.
12 chất hoặc nhóm hóa chất hữu cơ độc hại (POPs) gồm: Aldrin, Chlordane, Dieldrin, Endrin, Heptachlor, Hexachlorobenzenne, Mirex, Toxaphene, DDT, PCB, Dioxins và Furans.
1, DDT(Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane: C14H9Cl5):
DDT được chế ra lần đầu tiên vào năm 1874. Mãi vào năm 1939 Müller (Ciba Geigy) mới tìm ra khả năng giết côn trùng của nó. DDT trong thời gian đó niềm hy vọng lớn lao của nghành nông nghiệp, dùng để chống côn trùng và bảo vệ các kho chứa lương thực, chống bịnh dịch. Khắp nơi trên thế giới, DDT được xử dụng để chống sốt rét (giải Nobel cho y khoa). DDT là một chất độc nhiễm qua ăn uống hoặc xúc tiếp.  Ở côn trùng chất độc đi thẳng vào trung tâm thần kinh qua những xúc giác nhạy cảm. Cấu trúc của DDT rất bền nên khả năng bị phân hủy trong thiên nhiên là rất chậm. Ngày nay người ta tìm thấy DDT ở khắp nơi trong mọi môi trường . Có 95% các thử nghiệm của sữa mẹ, chiếu theo tiêu chuẩn thực phẩm thì không được uống nữa.
Tác dụng của DDT trên các động vật máu nóng (như con người) : 
DDT theo vào cơ thể con người qua những lương thực như thịt, cá, sữa, gạo bắp. Sau khi ăn vào, chất độc sẽ theo vào hệ thống tuần hoàn máu. Sau đó sẽ được tồn lại vào trong các tế bào mỡ, óc, gan và các bộ phận khác. Các bộ phận này có thể tàng chứa số lương DDT nhiều hơn số lượng làm chết người đến mấy lần. Lethal Dose (LD50 300 - 500 mg/kg) 
Sự lưu trữ lại trong mỡ là phương pháp giải độc của cơ thể. Quá trình đào thải ra khỏi cơ thể diễn tiến trong nhiều tháng . Nếu lượng mỡ của người nhiễm giảm đi quá nhanh (trong trường hợp mắc bệnh, stress hoặc thai nghén) có thể xảy ra tình trạng trúng độc.
DDT làm biến dạng gene và bị nghi ngờ gây ung thư. Cộng chung với một số chất khác DDT có hậu quả đáng ngại hơn. 
Mặc dù DDT đã bị cấm ở nhiều nước trên thế giới, nhưng số lượng sản xuẩt và thải vào trong môi trường vẫn khoảng 60.000 tấn hàng năm. Ðặc biệt số lượng này được xử dụng ở những nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới. Cho dù độc hại, nhưng DDT có khả năng chống muỗi sốt rét rất hiệu quả vì sự tốn kém về kinh tế tương đối thấp. 
Tổ chức FAO ( Food and Agriculture Organization ) khuyên không nên cấm tuyệt đối sự xử dụng DDT. Người ta phỏng đoán, cho đến ngày nay số lượng DDT trong lòng đất lên đến khoảng 300.000 tấn. Tuy nhiên một khó khăn khác diễn ra là khả năng đề kháng của côn trùng ngày càng tăng. Trong các loại muỗi anopheles truyền bệnh sốt rét đã có 24 loại có sức đề kháng lại DDT, điều bắt buộc người ta phải xử dụng những thuốc mới. 
DDT là một thí dụ điển hình cho sự xử dụng khoa học kỹ thuật mới một cách thiếu suy nghĩ. 
Vì sao DDT bị cấm sử dụng?
DDT là loại thuốc trừ sâu đã được sử dụng trong nhiều năm qua. Công thức hoá học của loại thuốc này là C14H9Cl5 tên khoa học là dichloro-diphenyl-trichloroethane và gọi tắt là DDT, do nhà sinh hoá học Thuỵ sĩ, Paul Muller phát minh năm 1938. Thuốc DDT vừa ra đời đã tỏ rõ tác dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt các loại côn trùng có hại trong nông nghiệp. Hầu như tất cả các loại sâu bọ có hại đều bị chết khi gặp phải DDT. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ra đã dùng DDT để tiêu diệt rất hiệu nghiệm loại bọ chét, giúp cho các binh sĩ chiến đấu ở Bắc Phi thoát khỏi nạn dịch thương hàn do bọ chét lây truyền. Tiếp đó, Tổ chức Y tế thế giới đã dùng DDT để diệt muỗi và thu được thành công lớn trong việc ngăn chặn bệnh sốt rét lây lan. Với những thành tích đó DDT đã trở thành vua của các loại thuốc trừ sâu và năm 1948, ông Muller - người phát minh ra DDT đã vinh dự nhận giải thưởng Nobel về hoá học.
Nhưng 30 năm sau, DDT bị tuyên án "tử hình" (bị cấm sản xuất và sử dụng). Khi DDT mới ra đời, đúng là nó có sức mạnh vô địch. Nhưng chỉ mười mấy năm sau đã có một số loại côn trùng có hại không sợ DDT nữa. Chúng đã nhờn với DDT. Ðến năm 1960 đã có 137 loại côn trùng có hại nhờn thuốc DDT. Chưa hết, DDT đã kém hiệu quả trong việc tiêu diệt côn trùng có hại, lại còn giết chết khá nhiều chim chuyên ăn côn trùng có hại. Do DDT có thành phần tương đối ổn định nên khó bị phân giải trong môi trường tự nhiên và thâm nhập vào cơ thể các loại chim theo hệ thống nước, thực vật phù du, động vật phù du, tôm cá nhỏ... DDT khi ở trong nước có nồng độ không đáng kể, nhưng khi xâm nhập vào cơ thể chim, nồng độ của DDT sẽ tăng lên hàng triệu lần khiến chim nếu không bị chết cũng mất khả năng sinh sản. Ðây là điều mà con người không ngờ tới.
Cũng do được sử dụng khắp thế giới, DDT qua nước và thực phẩm xâm nhập vào cơ thể con người, phá hủy nội tiết tố giới tính của con người, gây ra các bệnh về thần kinh, ảnh hưởng tới công năng của gan. Hậu quả này xảy ra cũng ngoài dự kiến của con người.
Thuốc trừ sâu DDT còn có đặc điểm ngoại lệ, đó là kể từ năm 1974 toàn thế giới hoàn toàn ngừng sản xuất DDT, nhưng hậu quả của DDT trong môi trường còn lâu mới hết. Thuốc DDT trong không khí phải sau 10 năm mới giảm nồng độ xuống tỉ lệ ban đầu là 1/10; DDT tan trong biển còn phải mất thời gian lâu hơn nữa mới phân hủy hết. Theo dự đoán của các nhà khoa học, phải đến sau năm 1993 DDT trong nước biển mới phân hủy về cơ bản.
Nguồn Internet
 (Nếu bạn cảm thấy hứng thú với đề tài này xin đọc tiếp bài viết tiếp!)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét